HUẤN LUYỆN LỄ SINH - Tháng 10/2020

BAN MỤC VỤ ƠN GỌI

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN LỄ SINH
Tháng 10/2020

 

Bài 2

 
A. NHÂN BẢN:  
  PHÉP LỊCH SỰ LÀ GÌ?
Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa với Thiên Chúa và người ta (Lc 2, 52)
   1. H. Lịch sự là gì?
       T.Lịch sự là cách ăn nói và xử thế một cách tốt đẹp, nhã nhặn, lễ phép.
   2. H. Tại sao phải giữ phép lịch sự?
       T. Vì chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này, chúng ta phải làm thế nào, để trở nên một con người dễ coi, dễ mến, dễ thương.
   3. H. Sự cần thiết của phép lịch sự?
       T.Trong việc giáo dục nhân bản, phép lịch sự là phần quan trọng và căn bản nhất. Nó là nền tảng căn bản để xây dựng con người, rồi sau đó mới thành người kitô hữu.
   4. H. Lợi ích của phép lịch sự?
       T.Nhờ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình với những người chung quanh. Và một khi đã chiếm được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công. Vì thế, lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng có thể mở được mọi khung cửa.

B. PHỤNG VỤ:
   CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU
    1. H. Cộng đoàn kitô hữu là gì?
       T.Cộng đoàn Kitô hữu là một cộng đoàn dân thánh, được quy tụ có phẩm trật dưới quyền Đức Giám Mục (QCTQ/SLR91).
    2. H. Nhìn vào đâu để nói lên cộng đoàn Kitô hữu là một cộng đoàn có phẩm trật?
        T. Nhìn vào buổi cử  hành thánh lễ. Trong buổi cử hành thánh lễ, thừa tác viên cũng như tín hữu giáo dân, không ai là khán giả câm lặng nhưng mỗi người đều tham gia tích cực vào buổi cử hành và thực hiện phận vụ của mình theo qui tắc phụng vụ.
    3. H. Chủ tế là ai?
        T.Chủ tế là người có chức thánh (Linh mục, Giám mục hay Giáo Hoàng) để dâng hy lễ nhân danh Đức Kitô, để chủ tọa cộng đoàn tín hữu được quy tụ (QCTQ/SLR 93); ngài thay mặt Đức Kitô là Đầu mà hành động (LM2).
    4. H. Phó tế là ai?
        T.Phó tế là người có chức thánh để phục vụ: thầy công bố Tin Mừng, đôi khi diễn giảng Lời Chúa, xướng các ý nguyện trong lời nguyện cho mọi người, giúp chủ tế khi chuẩn bị bàn thờ và khi cử hành hy tế, cho các tín hữu rước lễ, nhất là dưới hình rượu (QCTQ/SLR94).

 C. LỄ SINH SỐNG NGÀY THÁNH THỂ:
      NỘI DUNG SỐNG NGÀY THÁNH THỂ
 “Dù anh em ăn uống hay làm việc gì, anh em hãy làm tất cả vì Danh Chúa Giêsu Kitô” (1Cr 10, 31)
   1. H. Sống ngày thánh thể gồm những việc nào?
       T. Gồm những việc này: Dâng ngày; tham dự thánh lễ, rước lễ; hy sinh, làm tông đồ; cầu nguyện; dâng đêm.
   2. H. Ngày thánh thể bắt đầu bằng việc nào?
       T. Ngày Thánh Thể được bắt đầu bằng việc dâng ngày.
   3. H. Tại sao phải dâng ngày?
      T.Vì Chúa Giêsu là trung tâm của đời sống người kitô hữu, nên khi bắt đầu ngày sống, phút đầu tiên của ngày mới, người lễ sinh sẽ dâng ngày sống cho Chúa, dâng ngày mới cho Anh Cả Giêsu của mình.
      4. H. Việc dâng ngày có ý nghĩa gì?
         T. Dâng ngày có ý nghĩa là dâng đời sống, việc làm của ta trong ngày cho Chúa, dâng cả niềm vui và nỗi buồn, dâng cả yếu đuối và tội lỗi… để ta luôn sống và làm theo Thánh ý Chúa trong suốt ngày sống của ta.
 

 
(còn tiếp)
 

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC: